Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2022

Tập trung - một bí quyết thành công trong học tập (Lê Xuân Chiến)

Hình ảnh
  Thành công cần nhiều yếu tố kết hợp như sự đam mê, kiên trì, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cơ hội, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”... Trong học tập cũng có rất nhiều “bí quyết” để thành công, một trong những “bí quyết” quan trọng là sự tập trung !   Danh nhân là những người rất tập trung Trước hết xin kể một câu chuyện vui về sự tập trung của nhà bác học Newton . Newton say mê khoa học nên lúc nào cũng tập trung nghiên cứu, quên hết việc khác. Người ta gọi đó là sự “đãng trí khoa học”.   Có một lần   Newton mời bạn đến nhà ăn cơm.   Bạn đến, thức ăn đã bày ra, nhưng Newton vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm. Bạn ông không muốn quấy rầy ông, đợi lâu mà vẫn chưa thấy ông ra, đói quá liền tự ý ăn một chú gà quay trước, bỏ xương trong mâm rồi ngồi vào ghế thiu thiu ngủ. Mãi sau Newton mới sực nhớ bước ra, mồ hôi nhễ nhại, gọi bạn dậy và xin bạn lượng thứ, rồi đi tới bàn chuẩn bị ăn. Khi nhìn thấy xương để trong mâm và bát đã dùng, ông vò đầu cười nói: - "Ôi, thì ra m

8 ngộ nhận về việc học (Lê Xuân Chiến)

Hình ảnh
  Trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã từng viết : “Nên thợ nên thầy vì có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Đến thế kỷ XXI, UNESCO khẳng định : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chưa bao giờ việc học được xã hội đề cao đặc biệt như ngày nay. Nhất cử nhất động trong đường lối giáo dục, thi cử của ngành giáo dục đều được xã hội quan tâm, bàn luận nhằm đưa nền giáo dục đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất. Điều đáng quan tâm là, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc.                                                                               Hình ảnh chỉ mang tính minh họa 1. Học để thi cử Lâ

Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám (Lê Xuân Chiến)

Hình ảnh
I. Mở đầu Trong nhiều quy luật đời sống, quy luật nhân quả bao trùm tất cả mọi quy luật. Từ triết học cổ đại như Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Đạo giáo đến triết học Mac-Lê-nin đều thừa nhận quy luật nhân quả. Quy luật này chi phối mọi hoạt động đời sống, có nhân ắt có quả. Ngay trong lĩnh vực tự nhiên cũng tuân theo quy luật này. Lomonosov trong định luật bảo toàn năng lượng đã phát biểu: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác. Trong văn học, ở thể loại truyện cổ tích, triết lý nhân quả là bộ xương sống xuyên suốt, chi phối kết cấu, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. Mỗi câu chuyện trong truyện cổ tích là một bài học đầy ý nghĩa, mang đậm tính triết lý nhân sinh. Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tuyện cổ tích, mang triết lý nhân quả sâu sắc. II. Giới thuyết thuật ngữ Để đi vào vấn đề nghiên cứu, trước hết cần làm rõ một số thuật ngữ trong đề tài nà

Sự tích thần núi Tản Viên

Ngày xưa, có một người tiều phu cứ sáng tinh mơ thì vác búa vào rừng đốn củi. Mọi lần, anh chặt một ít cây khô ở rừng, được nặng gánh thì trở về; nhưng lần này anh định chặt thêm một cây gỗ cứng để đem về chống túp lều tranh, nên anh phải đi vào rừng sâu. Ðang đi, anh chợt nghe có tiếng trẻ khóc. Anh đứng lại nghe xem tiếng khóc ấy ở đâu đưa lại thì thấy ở phía trước mặt, dưới một lùm cây to, có một con dê rừng rất lớn đang lấy chân trước bới một đống cỏ khô, tiếng trẻ khóc ở đống cỏ đưa ra. Người tiều phu rón rén đến nấp sau một gốc cây lớn ở gần xem con dê làm gì. Con vật bới đống cỏ rất nhẹ nhàng, lòi dần ra một đứa trẻ còn đỏ hỏn, bụ bẫm, rồi nó nằm xuống cho đứa trẻ bú. Ðứa trẻ rít lấy rít để bầu sữa căng, một chốc con dê đứng dậy liếm mớ tóc bờm xờm của đứa trẻ rồi chạy đi. Con dê vừa đi khỏi thì một đàn chim bay đến phủ những cỏ khô lên người đứa bé, chỉ trong chớp mắt lại bay vù cả đi. Người tiều phu lẩm bẩm một mình: “Số mệnh đứa trẻ này thật kỳ lạ.” Anh đến bới đống cỏ khô, t