Bài đăng

Hoa triêu nhan trong thơ Hai-cư

Hình ảnh
Hoa triêu nhan (tiếng Nhật:  asagao ) nghĩa là gương mặt ban mai. Người Việt gọi là hoa bìm bìm. Hoa bìm bìm của người Việt là một loại hoa ít được ai để ý tới (ngoài mấy vị thầy thuốc  Đ ông y, vì cây hoa này chữa được một số bệnh). Dân gian ta có câu: “Giậu đổ bìm leo”, như một ám chỉ vô danh cho hoa triêu nhan. Cái tên triêu nhan cũng nói lên đặc điểm của hoa: Hoa chỉ nở nửa ngày và tàn lúc về chiều. Đối lập với cái nhìn của người Việt, văn hóa Nhật Bản hết sức trân quý loài hoa này. Dân tộc Nhật Bản có một bản lĩnh phi thường ẩn chứa dưới những hình thức nhỏ bé nhất, cái gì cũng có thể nâng lên thành một nghi lễ: trà đạo, võ đạo, và cả hoa đạo. Người Nhật sống theo tinh thần của kinh  Hoa  n ghiêm , “ T am thiên đại thiên thế giới chứa đựng trong một hạt bụi”. Hoa triêu nhan được nhân loại xem là biểu tượng của sự khiêm nhường và tính bền bỉ, điều này dường như hoàn toàn phù hợp với cá tính của người Nhật. Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến xứ sở hoa anh đào, mặt trời mọc, áo kimono

Người lọc "sạn chữ" đang ở đâu?

  Chúng ta đang ở trong thời kỳ bùng nổ của truyền thông, báo chí, mạng xã hội nhưng rất tiếc vẫn gặp không ít hiện tượng sử dụng tiếng Việt cẩu thả, tuỳ tiện, phá hỏng tiếng Việt. Người viết bài này xin đơn cử một số trường hợp sau: "Bạn sinh năm nào?" hay "Bạn sinh năm bao nhiêu?" Cái câu  "Bạn sinh năm bao nhiêu?"  không phải bây giờ mới xuất hiện, nhưng càng ngày tôi thấy người ta dùng câu này rất nhiều, cái sai càng nhân lên, nhất là từ những người nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, giải trí… Có lẽ câu hỏi "quen thuộc" này hoàn toàn không có vấn đề gì với người nghe và không hề làm bận tâm với bất kỳ người dẫn chương trình, biên tập viên nào. Nhưng với tôi, khi nghe câu hỏi đó, tôi rất khó chịu, nói theo trào lưu các bạn trẻ bây giờ, là thấy "cái gì đó sai sai !", thậm chí rất sai. Có lẽ với nhiều người, hai câu hỏi  "bạn sinh năm nào?"  và  "bạn sinh năm bao nhiêu?"  chẳng có gì khác nhau, hỏi sao

NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI

Hình ảnh
  Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung qu

Tập trung - một bí quyết thành công trong học tập (Lê Xuân Chiến)

Hình ảnh
  Thành công cần nhiều yếu tố kết hợp như sự đam mê, kiên trì, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cơ hội, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”... Trong học tập cũng có rất nhiều “bí quyết” để thành công, một trong những “bí quyết” quan trọng là sự tập trung !   Danh nhân là những người rất tập trung Trước hết xin kể một câu chuyện vui về sự tập trung của nhà bác học Newton . Newton say mê khoa học nên lúc nào cũng tập trung nghiên cứu, quên hết việc khác. Người ta gọi đó là sự “đãng trí khoa học”.   Có một lần   Newton mời bạn đến nhà ăn cơm.   Bạn đến, thức ăn đã bày ra, nhưng Newton vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm. Bạn ông không muốn quấy rầy ông, đợi lâu mà vẫn chưa thấy ông ra, đói quá liền tự ý ăn một chú gà quay trước, bỏ xương trong mâm rồi ngồi vào ghế thiu thiu ngủ. Mãi sau Newton mới sực nhớ bước ra, mồ hôi nhễ nhại, gọi bạn dậy và xin bạn lượng thứ, rồi đi tới bàn chuẩn bị ăn. Khi nhìn thấy xương để trong mâm và bát đã dùng, ông vò đầu cười nói: - "Ôi, thì ra m

8 ngộ nhận về việc học (Lê Xuân Chiến)

Hình ảnh
  Trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã từng viết : “Nên thợ nên thầy vì có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Đến thế kỷ XXI, UNESCO khẳng định : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chưa bao giờ việc học được xã hội đề cao đặc biệt như ngày nay. Nhất cử nhất động trong đường lối giáo dục, thi cử của ngành giáo dục đều được xã hội quan tâm, bàn luận nhằm đưa nền giáo dục đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất. Điều đáng quan tâm là, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc.                                                                               Hình ảnh chỉ mang tính minh họa 1. Học để thi cử Lâ